Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 19:47 No comments
Một thung lũng ở Hà Giang. Ảnh từ trang này dẫn từ Zing.
Nước Việt nam 4/5 là miền đồi núi, 1/5 là đồng bằng. Vùng miền núi chủ yếu thuộc địa phận cư trú của các dân tộc thiểu số, vùng đồng bằng chủ yếu là người Kinh. Nhìn chung, có thể nói vùng miền núi nghèo hơn hẳn đồng bằng, và trong vùng miền núi thì người các dân tộc thiểu số lại nghèo nhất. Dòng từ thiện do đó chủ yếu đi từ miền xuôi lên miền ngược, từ người Kinh đến người dân tộc. Nay trong tranh luận về từ thiện nổi lên mấy câu hỏi: Người dân tộc có thật nghèo không? Họ nghèo là do làm sao, có phải do họ lười và ngu không? Và ta nên cho họ mì tôm, áo ấm hay là dạy cho họ cách kiếm sống bền vững?

Xét lại, hơn 100 năm trước đây, đa số vùng núi là khu tự trị của các dân tộc thiểu số, có thông thương nhất định với miền xuôi, nhưng về cơ bản là tự cung tự cấp. Người Pháp là người đầu tiên đã làm những tuyến đường nhựa, đường tàu kết nối từ miền xuôi lên miền ngược, chủ yếu để khai thác tài nguyên, nhưng về cơ bản, người Pháp cũng chưa lấy được gì nhiều. Tới những năm 50, đa số diện tích vùng đồi núi vẫn là rừng, mà chủ yếu là rừng giàu, rừng nguyên sinh. Mặc dù nhiều dân tộc miền núi có cách sống du canh du cư, nhưng sau nhiều ngàn năm cư trú, luân chuyển, về cơ bản tài nguyên rừng không bị cạn kiệt. Rừng là vàng, và như vậy các dân tộc này là giàu, ít nhất theo tiêu chí riêng của họ.
Ở Đồng Văn. Ảnh từ trang này dẫn từ Zing.
50 năm trở lại đây, chúng ta, người Kinh và chính quyền, đã mở nhiều đường lên miền núi, về cơ bản đã phá tan tất cả tài nguyên rừng, biến chúng thành những vùng đất trống đồi trọc, với các thảm hoạ sói mòn, sạt lở, lũ ống lũ quét. Sau đó ta dồn họ vào định cư ở những bản làng trơ trụi, xung quanh chẳng còn tài nguyên gì. Nếu còn chút đất tốt thì ta lấy làm đồn điền, còn chút rừng thì ta khoanh để bảo tồn, làm du lịch, cũng cấm không được khai thác. Như vậy, họ buộc phải trở thành người nghèo. Ai bảo họ vẫn là người giàu, hãy thử đổi cuộc đời với họ.

Nay sau khi đã giết chết con bò vàng của họ, ta lên mặt dạy họ là phải canh tác, nuôi dưỡng cho tốt mấy con rận bò còn sót lại để vắt sữa mà ăn. Mấy anh công tử thành thị cả đời ăn trắng mặt trơn, nay lên miền núi khuyến nông khuyến lâm, dạy cho những người từ bao ngàn đời sống chết với rừng phải làm gì để sống được nhờ rừng, thật là khôi hài hết chỗ nói. Thế còn người thường sống ở trên đời, thấy ai đói, rét thì thương, muốn chia cơm sẻ áo, thấy ngã thì đỡ, đó là tình người, và cũng là bình thường; nay bảo họ phải có tư duy hệ thống, phải giải quyết tận gốc vấn đề, có khác nào nói nếu thấy đứa trẻ rơi xuống giếng thì không được nhảy xuống vớt lên, mà phải xét xem nguyên nhân tại sao trẻ con lại có thể ngã xuống giếng, và nên để đứa đấy chết cho đứa khác chừa thói tăng động, thì đó là bất nhân. Ngược lại, yêu cầu thể chế, đại diện là thủ tướng, bộ trưởng phải đích thân trích lương tháng phát mỳ tôm cho nạn nhân, xắn móng lợn lên đắp đê cùng dân, để thể hiện lòng từ thiện thì cũng là bất trí.
Ở thị trấn Phó Bảng, Hà Giang. Ảnh từ trang này 
Nếu thực sự muốn thay đổi tận gốc vấn đề, thì hãy cho họ một cơ hội thực sự bình đẳng để về miền xuôi, về thành phố, chia sẻ cơ hội với chúng ta ở vùng đồng bằng. Những ai ở lại không đi, tức là họ có cách sống riêng, có tài sản riêng, và có thể coi họ không phải nghèo, không cần phải từ thiện. Vùng miền núi thì phải coi như khu bảo tồn hết. Những dân tộc thiểu số miền núi khi đó được coi như những chủng tộc riêng, có phương thức sống riêng, tự trị. Cắt mọi đường giao thông cơ giới, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác rừng trong hàng trăm năm để rừng tự phục hồi. Ta dễ dàng hình dung yêu cầu này là bất khả, với lòng tham của chúng ta, với con quái vật hiện đại hóa đã lớn quá đà kiểm soát và cần phải cung phụng hàng ngày.

Vậy nên hãy cứ để mỗi em nhỏ, mỗi bà nội trợ quyên góp chút sách vở, mì tôm, áo ấm cho miền núi, vì ít nhất là họ còn nhận ra là có người khổ, và còn có lòng trắc ẩn, như thế họ mới là con người.

Hãy cứ để những người miền núi nhận những thứ quà từ thiện đó, mặc dù tất nhiên chúng chẳng thể làm thay đổi vấn đề, nhưng chúng là những tình cảm, những lời an ủi cho những số phận bi đát.
10. 06. 16

Phó Đức Tùng

(Soi)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội