Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Posted by jinson on 17:30 No comments
VietTimes -- Có những dấu hiệu cho thấy các phe phái trên chính trường Trung Nam Hải đang đánh bài ngửa với nhau, nhưng họ có thực sự ngửa bài hay không thì vẫn khó xác định. 

Ông Tập Cận Bình trong một chuyến thăm Anh Quốc.
                                    Ông Tập Cận Bình trong một chuyến thăm Anh Quốc.

Dẫu vậy, việc xuất hiện yêu cầu Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường từ chức cho thấy đấu đá quyền lực ở Trung Quốc rất quyết liệt, đã tới hồi “giương cung, tuốt kiếm”. Vì thế, vấn đề sắp xếp nhân sự cấp cao khóa 19 là một thử thách rất lớn, là thước đó quyền lực thực sự của Tập Cận Bình.

Tham vọng của ông Tập: tiếp tục cầm quyền

Cuốn “Tập Cận Bình đang ở giai đoạn nguy hiểm” do Nhà xuất bản Minh Kính ấn hành năm 2015 đăng phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Dương Phàm, Chủ tịch Ủy ban Học thuật Học viện Thương mại Trung Quốc. Giáo sư Dương Phàm cho rằng việc xử lý nguyên Phó Chủ tịch Tổng cục Hậu cần Cốc Tuấn Sơn và nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng có thể giúp ông Tập cũng cố quân quyền; trong khi việc xử lý Chu Vĩnh Khang lại giúp Tổng Bí thư nắm quyền kiểm soát hệ thống chính pháp.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình không thể nào giải quyết vấn đề kinh tế lao dốc và mâu thuẫn xã hội. Cho nên, về đối nội, ông Tập Cận Bình vẫn phải nắm lấy quân đội; về đối ngoại, phải xử lý tốt quan hệ với Mỹ.

Mục đích không ngoài việc thông qua quân đội để giữ lấy cục diện trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, có một bộ phận gửi gắm hết kỳ vọng vào Tập Cận Bình, nhưng việc này là không thực tế. Các tập đoàn lợi ích ở Trung Quốc quá lớn mạnh và ông Tập Cận Bình không thể giải quyết hết được.

                                                                Lý Nguyên Triều

Giáo sự Dương Phàm dự báo đến năm 2017, Trung Quốc vẫn có cơ hội tổ chức thành công Đại hội 19. Tuy nhiên, do giới chức cấp cao không dàn xếp được với nhau, cho nên, Thường vụ Bộ Chính trị của Trung Quốc có thể quay lại với cơ chế 9 người như ở Đại hội 17. 

Một nguyên nhân khác là nhà lãnh đạo Tập Cận Bình muốn tiếp tục nắm quyền và ông ta muốn tăng thêm hai ghế nhằm giành quyền kiểm soát quá bán trong Thường vụ Bộ Chính trị. Nhưng vấn đề là Tập Cận Bình không có người của mình, nên cuối cùng, những nhân vật tiến vào vũ đài quyền lực vẫn là các gương mặt đã được nhiều cơ quan truyền thông nhắc đến như Lý Khắc Cường hay các Ủy viên Bộ Chính trị Uông Dương, Lý Nguyên Triều... 

Tuy nhiên, tới Đại hội 20, ông Tập Cận Bình có thể đưa ra hai ứng viên Tổng Bí thư, một là Hồ Xuân Hoa và một thuộc phe Thái tử (còn gọi là “thế hệ đỏ thứ hai”). Nhưng hiện nay, phe Thái tử đang tìm mọi cách để chặn đứng con đường kế nhiệm của Hồ Xuân Hoa.

Đau đầu lựa chọn người kế nhiệm

                                                 Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Một khả năng khác, theo “Đông phương Nhật báo” ra ngày 12/01/2016, khóa 18 có tổng cộng 25 Ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có 7 người tấn thăng vào Thường vụ Bộ Chính trị. Tới Đại hội 19, ngoài Tập Cận Bình và Lý Khắc Cương, 5 vị Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị còn lại gồm các ông Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ đều phải về hưu theo quy định “thất thượng bát hạ”. 

Cũng theo quy định này, 5 nhân vật thay thế sẽ được lựa chọn trong số 11 Ủy viên Bộ Chính trị đủ độ tuổi là các ông, bà: Vương Hộ Ninh, Lưu Kỳ Bảo, Tôn Xuân Lan, Triệu Lạc Tế, Lý Nguyên Triều, Uông Dương, Trương Xuân Hiều, Lật Chiến Thư, Hồ Xuân Hoa, Tôn Chính Tài và Hàn Chính.

Nếu xem xét ở khía cạnh tin cậy và quan hệ chính trị đối với Tập Cận Bình, chỉ có Lật Chiến Thư là đáng được tấn thăng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 nhất. Nhưng tới Đại hội 19, Lật Chiến Thư đã 67 tuổi, khá bất lợi. 

Nếu xem xét ở góc độ người kế nhiệm, làm lãnh đạo thế hệ thứ 6, điều làm Tập Cận Bình đau đầu nhất là hai ứng cử viên kế nhiệm Tôn Chính Tài và Hồ Xuân Hoa đều được lãnh đạo thế hệ thứ 4 chuẩn bị, không phải ứng cử viên trong mắt xanh của ông.

                                                                    Du Chính Thanh

Trong trường hợp Tập Cận Bình muốn lựa chọn người của mình cũng rất khó có hi vọng được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 vì còn quá trẻ và cùng lắm mới là Ủy viên Trung ương. Trong khi đó, các ứng cử viên như Lưu Kỳ Bảo, Lý Nguyên Triều, Uông Dương đều thuộc phái Đoàn Thanh niên. 

Vương Hộ Ninh và Hàn Chính cũng thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân. Bà Tôn Xuân Lan và các ông Trương Xuân Hiền, Triệu Lạc Tế từ xưa tới nay ít có thâm tình với Tập Cận Bình. Từ đó có thể thấy những người tấn thăng vào Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19 khó có thể làm vừa ý Tập Cận Bình.

Báo trên cho rằng tại Đại hội 18, các bên chỉ vì không thể dàn xếp được với nhau nên cơ cấu Thường vụ Bộ Chính trị đã giảm từ 9 xuống 7 ủy viên. Câu hỏi đặt ra là tại Đại hội 19, lại vì vấn đề không thể dàn xếp được, Thường vụ Bộ Chính trị lại một lần nữa được thay đổi từ 7 xuống còn 5 người? Ở khóa 13, Ban Thường vụ Bộ Chính trị cũng chỉ có 5 ủy viên.

Các tình huống bất thường thay lãnh đạo


Đặc biệt, tạp chí “Tranh minh” số tháng 3/2016 tiết lộ do đẩy mạnh chống tham nhũng, các ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn đã nhiều lần "gặp nguy hiểm", nhưng đều may mắn thoát nạn. Vào đầu tháng 1/2016, trước khi Tập Cận Bình đến Trùng Khánh thị sát Tập đoàn quân 13, Bộ Chính trị đã nghiên cứu thông qua “Đề án Thành viên Ban lãnh đạo kế nhiệm trong nhiệm kỳ Đại hội 18, nếu có tình huống bất thường” do Vương Hộ Ninh, Hứa Kỳ Lượng và Lật Chiến Thư xây dựng.

Tình huống “bất thường” bao gồm:

Thứ nhất, Trung Quốc bị tấn công quân sự từ bên ngoài hoặc bị thế lực bên ngoài xâm lược và lãnh đạo bị thương nặng trong ngày đầu cuộc chiến.

Thứ 2, Các thành viên lãnh đạo chủ chốt của Đảng chính quyền bất ngờ bị thương vong, ảnh hưởng đến sự vận hành của trung khu lãnh đạo hoặc xảy ra bạo động chính trị trên cả nước, chính phủ mất quyền kiểm soát.

Trên cơ sở đó, đề án đã dự kiến 4 phương án nhân sự như sau:

Một là, nếu ông Tập Cận Bình gặp bất trắc, chức Tổng trưởng Tổ Lãnh đạo Trung ương giao cho Vương Kỳ Sơn; Tổ phó thứ nhất là Lý Khắc Cường; các Tổ phó khác gồm: Trương Đức Giang, Lật Chiến Thư và Hứa Kỳ Lượng.

Hai là, nếu cả hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đều gặp bất trắc, chức Tổng trưởng Tổ Lãnh đạo Trung ương giao cho Vương Kỳ Sơn; Tổ phó là các ông Trương Đức Giang, Lật Chiến Thư, Hứa Kỳ Lượng, Mã Khải.

Ba là, Nếu Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn gặp bất trắc, chức Tổng trưởng Tổ Lãnh đạo Trung ương giao cho Lý Khắc Cường; Tổ phó thứ nhất là Hứa Kỳ Lượng; các Tổ phó khác gồm: Trương Đức Giang, Lật Chiến Thư và Mã Khải.

Bốn là, Nếu Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn đều gặp bất trắc Lật Chiến Thư sẽ giữ chức quyền Tổng trưởng Tổ Lãnh đạo Trung ương; Tổ phó là các ông Trương Đức Giang, Hứa Kỳ Lượng, Mã Khải và Thường Vạn Toàn.

Tạp chí “Tranh minh” còn cho biết sau Hội nghị Trung ương 3 năm 2013, một số kiến nghị tương tự từng được Bộ Chính trị thảo luận lần đầu và xem xét thêm một lần nữa hồi tháng 5/2014, sau đó được trình lên Thường vụ Bộ Chính trị thảo luận hai lần, vào tháng 01 và tháng 10/2015. Sự kiện này cho thấy ban lãnh đạo đương nhiệm đã trù tính những hành động đặc biệt quan trọng, sẵn sàng cho những tình huống xấu.

Xuất hiện Liên minh chống Tập Cận Bình?

                                               Duyệt binh quân sự ở Trung Quốc.

Khả năng xảy ra biến động lớn trên chính trường Trung Quốc càng thu hút sự quan tâm khi gần đây liên tục xuất hiện thông tin về sự hình thành của “Liên minh chống Tập Cận Bình”.

Thứ nhất, vào rạng sáng 04/3/2016, chuyên mục “Một vành đai, một con đường” trên trang Web “Tin tức không biên giới” bất ngờ xuất hiện “Thư công khai yêu cầu đồng chí Tập Cận Bình từ bỏ chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Bức thư xuất hiện không lâu thì trang web này bị đóng cửa, khi khôi phục hoạt động, bức thư không còn nữa. 

Hai ngày sau, “Nhật báo Quả táo” của Hồng Công cho biết rạng sáng 04/3, “Tin tức không biên giới” đã bị tin tặc tấn công để đăng tải bức thư nêu trên. Điều đáng chú ý là các trang web tiếng Trung nổi tiếng ở nước ngoài hầu như đã “ngầm phối hợp” cùng đăng tải bức thư, trong khi “Tin tức không biên giới” là do Ban Tuyên truyền Khu ủy Tân Cương rót vốn đầu tư cùng Tập đoàn Alibaba và một số cơ quan truyền thông khác. 

Vì thế, bức thư do trang web “Tin tức không biên giới” đăng tải hay đó là hành vi của tin tặc hiện vẫn là câu hỏi chưa có vế trả lời.

Thứ hai, Đài Phát thanh Truyền hình Hồng Công (RTHK) đưa tin chiều 08/3/2016, đoàn đại biểu Tân Cương đã có cuộc gặp ngỡ báo chí trong khôn khổ kỳ họp Lưỡng hội. Khi được hỏi “có ủng hộ Tập Cận Bình không?”, Bí thư Đảng ủy Khu Tự trị Tân Cương, ông Trương Xuân Hiền bất ngờ thốt lên: “Khoan hãy nói!”. Trang tin tức yahoo của Hồng Công dẫn lại thông tin của RTHK, nhưng sau đó cả yahoo và RTHK đều xóa nội dung trả lời của Trương Xuân Hiền. 

Điều đáng chú ý là từ tháng 01/2016 tới nay, lãnh đạo các địa phương ở Trung Quốc lần lượt lên tiếng ủng hộ Tập Cận Bình trở thành hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 5. Đến nay, có khoảng 2/3 số Bí thư tỉnh, thành và khu ủy ở Trung Quốc đã lến tiếng ủng hộ còn Trương Xuân Hiền nằm trong nhóm chưa biểu thị thái độ.

Trả lời phỏng vấn Đài RFI, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, ông Lâm Hòa Lập cho rằng cuộc chiến dư luận ở Đại lục hiện nay có dấu hiệu các thế lực đang đánh bài ngửa với nhau, nhưng họ có thực sự ngửa bài hay không thì vẫn khó xác định. Dẫu vậy, việc xuất hiện yêu cầu Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường từ chức cho thấy đấu đá quyền lực ở Trung Quốc rất quyết liệt, đã tới hồi “giương cung, tuốt kiếm”.

Thước đo quyền lực thực sự của Tập Cận Bình


Theo Lâm Hòa Lập, Trương Xuân Hiền là người thuộc phe Giang Trạch Dân, do Chu Vĩnh Khang tiến cử làm Bí thư Đảng ủy Tân Cương, hiện đang phải đối mặt với hàng loạt đồn đoán bất lợi. Trương Xuân Hiền giờ như kẻ buộc phải dừng bước trên chính trường, nhưng đương nhiên sẽ không chịu dễ dàng cúi đầu thoái lui. 

Năm 2014, khi chủ trì một hội nghị ở Urumqi (Ô Lỗ Mộc Tề), Tập Cận Bình đã phê bình hoạt động chống khủng bố của Tân Cương không hiệu quả, Trương Xuân Hiền không những không khiểm thảo, mà còn bác lại rằng Tân Cương đã rất nỗ lực chống khủng bố.

Như vậy, có thể nói những nhân tố ảnh hưởng tới bố trí nhân sự khóa 19 không chỉ đến từ sự dàn xếp trong nội bộ cấp cao, mà còn chịu tác động bởi các tình huống bất ngờ. Đối với nội bộ, vấn đề cân bằng phe phái để giữ ổn định chính trị luôn được đặt lên hàng đầu trong lựa chọn ban lãnh đạo khóa mới. 

Chính vì yếu tố cân bằng phe phái, số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đã thay đổi từ 5 người tại Đại hội 13 lên 7 người tại Đại hội 14 rồi 9 thành viên tại Đại hội 16, nhưng lại chỉ còn 7 người tại Đại hội 18. Ý muốn của lãnh đạo tối cao là một chuyện, nhưng bố trí ai vào Thường vụ Bộ Chính trị lại dựa trên kết quả dàn xếp, thỏa hiệp. Vì thế, vấn đề sắp xếp nhân sự cấp cao khóa 19 là một thử thách rất lớn, là thước đó quyền lực thực sự của Tập Cận Bình.

Lê Thọ Bình

(VietTimes)
Categories:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

tin mới du lịch cô tô tin mới thiết bị camera cửa lưới chống muỗi cửa lưới chống muỗi tự cuốn thi công nội thất thiết kế nội thất loa đám cưới nhà nghỉ cô tô âm thanh hội trường báo online phiếu giảm giá gai goi ha noi gai goi sai gon gai goi cao cap gai goi cao cap ha noi gái gọi trần duy hưng gái gọi mỹ đình gái gọi kim liên chùa bộc danh sách gái gọi gái gọi cao cấp hà nội gái gọi sài gòn gái gọi hà nội gái gọi hà nội